Zing News - Tri thức trực tuyến

M

Chiến tranh Trung - Mỹ: Những khoảnh khắc 'nín thở'

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014
Chuyên gia Mỹ nhận định, các đồng minh có ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc hay không phụ thuộc vào cách cuộc chiến bắt đầu.

Theo Phó giáo sư Robert Farley tại trường Thương mại Quốc tế và Ngoại giao Patterson (Mỹ), nếu cuộc chiến nổ ra liên quan đến bán đảo Triều Tiên, Mỹ có thể hy vọng vào sự hỗ trợ của Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu chiến tranh liên quan đến biển Hoa Đông, chắc chắn sẽ có sự tham gia của Tokyo. Nếu các sự kiện ở Biển Đông dẫn đến xung đột, Mỹ có thể dựa vào một số đồng minh ở Đông Nam Á, cũng như Nhật Bản. Australia có thể cũng hỗ trợ cho Mỹ trong những tình huống cụ thể.
Có lẽ khoảnh khắc lưu ý thứ nhất là khi quân đội Trung Quốc (PLA) tiến hành tấn công tàu sân bay Mỹ. Bắc Kinh thực hiện điều này nhằm chống lại một cuộc tấn công hạt nhân chớp nhoáng của Washington. Nếu Trung Quốc quyết định tấn công tàu sân bay Mỹ có nghĩa là cuộc xung đột sẽ không còn liên quan gì tới việc gửi đi các thông điệp, mà là sự vận dụng tất cả các hình thức và thủ đoạn để đánh bại và phá hủy lực lượng quân sự đối phương.


Khoảnh khắc "nín thở" tiếp theo sẽ là khi tên lửa đầu tiên của Mỹ tấn công những mục tiêu Trung Quốc. Trong bất cứ một kịch bản chiến tranh cường độ cao nào, hải quân và không quân Mỹ sẽ coi các tàu chiến Trung Quốc như là mục tiêu đáng để tiêu diệt và sẽ tấn công bằng những phương tiện trên không và trên biển. Trên thực tế, dù có ẩn náu trong cảng thì cũng không ngăn cản được những cuộc tấn công nhằm vào những tàu lớn nhất của PLA, bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh và các bến cảng đổ bộ mới.Một cuộc tấn công được phát động từ tàu chiến hay tàu ngầm của Mỹ sẽ nhận được sự đáp trả từ Trung Quốc. Tình huống nguy hiểm nhất có lẽ là khi tên lửa đạn đạo Trung Quốc tấn công tàu sân bay Mỹ. Điều này không đơn giản bởi vì các tên lửa đó khó bị đánh chặn, mà còn bởi những tên lửa như thế có thể mang đầu đạn hạt nhân. Một viễn cảnh về một quốc gia hạt nhân sử dụng tên lửa đạn đạo thông thường chống lại một quốc gia hạt nhân khác, đặc biệt một nước có lợi thế về hạt nhân, thì vấn đề sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm và phức tạp.

Theo hầu hết các kịch bản chiến tranh, Trung Quốc cần chiến đấu cho một số mục tiêu tiên quyết, không đơn giản chỉ là tiêu diệt lực lượng quân sự của Mỹ hay Nhật Bản. Nghĩa là PLA phải tiến hành can thiệp, bảo đảm và phòng vệ một số mục tiêu địa lý, như là Đài Loan hoặc một tiền đồn ngoài Biển Đông hay biển Hoa Đông. PLA cần phải tạo ra những điều kiện để có thể tiến hành các nhiệm vụ hỗ trợ trên biển.Ai sẽ là người chiến thắng?

Vấn đề khó khăn nhất đối với các học giả là “ai là người chiến thắng” trong kịch bản trên. Bởi vì vấn đề đó quyết định một loạt vấn đề khác có liên quan. Không ai biết tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc hoạt động như thế nào, không biết những cuộc tấn công mạng đối với PLA sẽ phát huy hiệu quả ra sao, máy bay F-22 sẽ gây nguy hiểm thế nào với những binh sĩ Trung Quốc hay những nhân tố khác nhau của PLA sẽ phát huy hiệu quả thế nào khi kết hợp trong một cuộc chiến thực sự. Cuối cùng, không ai biết khi nào cuộc chiến bắt đầu, cả quân đội Mỹ và PLA sẽ khác đi rất nhiều vào năm 2020 so với những gì họ có trong năm 2014.
  • http://zing-theme.blogspot.com/2014/06/chien-tranh-trung-my-nhung-khoanh-khac.html
Zing cám ơn bạn đã quan tâm và rất vui vì bài viết đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn.